DGO Marketing

Internal Link Là Gì? Phương Pháp Triển Khai Internal Link Hiêu Quả

Tôi cá rằng:  Hầu như các Seoer đều biết đến internal link và những lợi ích mà nó mang lại trong quá trình SEO cũng như tỉ lệ chuyển đổi khách hàng.

Tuy nhiên, không phải seoer nào cũng chú ý đến vấn đề này. Ngay cả các chủ doanh nghiệp họ cũng chỉ biết đến SEO nhưng lại không chú tâm đến liên kết nội bộ. Điều này dẫn đến việc chúng ta thờ ơ đến việc internal link.

Vậy làm thế nào để tạo ra một liên kết nội bộ hợp lý? Và một vài kinh nghiệm thực chiến tôi sẽ chia sẻ với bạn trong bài viết này nhé!

Internal Link là gì?

Internal Link hay còn gọi là liên kết nội bộ là những liên kết từ trang này qua trang khác trên cùng một tên Miền (domain). Bạn có thể hiển ví vụ như tôi vừa chèn một link liên kết nội bộ vào từ “Domain” chẳng hạn.

Tất nhiên, bạn không thể nào sử dụng liên kết một các không có tổ chức được. Bạn cần có một chiến lược internal link nhằm gia tăng hiệu quả khi sử dụng nó.

Trong phần trả lời câu hỏi phía dưới tôi sẽ chia sẻ bạn một vài phương pháp để áp dụng. Nhưng trước hết bạn cần phải hiểu được lý thuyết trước đã.

External Link là gì?

Liên kết ngoài (external link) được chia thành 2 phần chính: Inbound Link và Outbound Link.

Inbound Link: tên gọi khác là backlink. Nó là những link từ các trang web khác trỏ về trang web của bạn.

Outbound là những liên kết được trỏ từ website của bạn ra các trang website khác.

Việc bạn hiểu được External Link cũng giúp website của bạn hiệu quả trong quá trình SEO tổng thể websie.

So sánh Internal Link và External Link

Sự khác nhau giữ liên kết nội bộ và liên kết ngoài nó khác nhau như thế nào tôi sẽ giúp bạn so sánh 2 liên kết này nhé!

Internal Link External Link
Dễ dàng, toàn quyền sử lý điều phối trên trang của chính mình Khó kiểm soát, mất chi phí đối với các backlink chất lượng.
Truyền điểm chất lượng từ các trang trong cùng 1 website với nhau. Truyền điểm chất lượng từ các website khác về website của mình.
Điều hướng người dùng trong website Lấy traffic từ các trang khác về trang của mình
Xuất hiện ở menu website, phần điều hướng, cũng như trong nội dung bài viết. Xuất hiện giữa các chữ trong nội dung.  (Thường liên kết đến những trang chất lượng, cùng chủ đề)

Lợi ích liên kết nội bộ mang lại

Thực sự mà nói, liên kết nội bộ đóng một vai trò rất quan trọng đối với SEO và nó mang lại một vài lợi ích như sau mà bạn có thể lưu ý:

  1. Internal link giúp cho điểm trust của từng trang luân chuyển qua cho nhau. Nó tạo điều kiện tốt để google đánh giá sự liên qua giữa các page với nhau để thúc đẩy keyword lên top.
  2. Internal link giúp cho điều hướng khách hàng đến những trang có mục đích nhằm tăng tỷ lệ chốt sale or tăng nhận diện thương hiệu.

Ngoài ra còn rất nhiều những lợi ích khác mà liên kết nội bộ đem lại đối với website của bạn.

Liên kết nội bộ #1: Thúc đẩy keyword lên top google một cách bền vững

Tại sao tôi lại nó internal link thúc đẩy keyword lên top một cách bền vững?

Đa số chúng ta chỉ biết rằng: Backlink sẽ giúp website lấy được điểm sức mạnh từ các trang web khác về website của mình. Điều đó hoàn toàn đúng.

Tuy nhiên, khi chúng ta lấy được sức mạnh từ website khác về mà lại không luân chuyển sức mạnh đó cho các page khác thì thật là phí. Đúng không?

Đó là lý do internal link giúp luân chuyển điểm sức mạnh phân bổ đển toàn trang. Và những trang có điểm sức mạnh yếu cũng nhờ đó được tăng điểm sức mạnh, nó giúp cho google nhìn nhận trang một cách toàn diện và đánh giá cao trang của bạn. Từ đó, nó thúc đẩy keyword lên một cách bền vững.

Liên kết nội bộ #2: Điều hướng khách hàng có mục đích

Bạn không thể nào để khách hàng vào một trang sau đó trở lại trang chính để vào những trang tiếp theo khác để coi được. Nó thực sự rất phiền, khó chịu cho người đọc. Vậy tại sao chúng ta không tối ưu để khách hàng chuyển qua trang khác một cách linh hoạt hơn.

Thêm nữa, những trang mà bạn muốn khách hàng đọc để tăng tỷ lệ đăng ký, hay đặt hàng thì bạn cần phải làm thế nào?

Tối ưu liên kết nội bộ đến với bài viết mà bạn muốn khách hàng thấy nhiều nhất. Nó sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho đơn hàng của bạn nhiều hơn đấy.

Phương pháp sử dụng liên kết nội bộ hiệu quả

Dưới đây tôi sẽ chia sẻ với bạn 3 mô hình liên kết nội bộ chính theo lý thuyết là như thế. Còn việc bạn có áp dụng lý thuyết vào thực hành không thì cũng còn tuỳ vào sự lựa chọn của bạn nhé

Nếu bạn biết đến đa cấp thì tôi tin rằng bạn sẽ biết rất rõ đến mô hình này. Mô hình này cũng được áp dụng trong internal link của SEO. Bạn sẽ thấy, link sẽ xuất phát từ trang chính (trang mục tiêu) sau đó liên kết đến các trang bên dưới.

Bạn hình dung mô hình wheel link này cũng giống với mô hình bánh xe. Tất cả các trang sẽ liên kết lại với nhau và không nhất thiết tập trung vào trang chính nào cả. Điều này, sẽ giúp cho trang của bạn phân bổ lưu lượng điểm uy tín chậm hơn so với mô hình kim tự tháp. Tuy nhiên nó sẽ giúp cho trang của bạn đẹp hơn trong mắt của google về số điểm uy tín.

Mô hình cấu trúc silo là một dạng chuyên sâu chia website thành những chủ đề khác nhau. Và chỉ những chủ đề liên quan sẽ liên kết lại với nhau nhằm gia tăng chất lượng cho những bài liên quan. Đồng thời, giúp cho người dễ dàng hơn trong việc chuyển sang những bài khác mà họ có nhu cầu mong muốn.

Một vài câu hỏi khi áp dụng liên kết nội bộ

Tiếp theo, tôi sẽ trả lời một vài câu hỏi để nếu bạn thắc mắc cũng có hướng giải quyết và áp dụng nhé.

Thực sự để nói, có mô hình internal link nào hiệu quả nhất trong seo hay không thì câu trả lời là không. Tuỳ vào từng người SEOer họ sẽ có những kỹ thuật và mẹo riêng để triển khai seo sao cho hiệu quả nhất để điều phối internal link hiệu quả.

Bạn không nên nhất thiết theo một mô hình liên kết nội bộ nào cả. Nếu bạn tự sáng tạo những mô hình khác hay kết hợp nhiều mô hình lại với nhau cũng được. Miễn sao nó giúp cho người đọc thoải mái và từ khoá lên top google, traffic đổ về website là thành công rồi.

Có. có câu nói: “Một câu làm chẳng lên non, 3 cây chụm lại lên hòn núi cao”. Việc bạn tạo ra một page nhưng không liên kết nó sẽ vô tình tạo điểm không tốt trong mắt google. Nó sẽ đánh giá website của bạn không được tốt cho lắm. Vậy nên bạn nên lưu ý về vấn đề này.

Để sử dụng internal link hiệu quả, tôi sẽ chia sẻ với bạn một vài cách mà tôi vẫn thường dùng. Tôi thường kết hợp nhiều cấu trúc internal link lại với nhau để làm sao có thể hiệu quả nhất trong quá trình SEO.

 Mẹo 1: Tôi sẽ kết phân tích từ khoá cùng chung chủ đề. Sau đó viết bài cho từng keyword đó sau đó nối những chủ đề đã soạn sẵn lại với nhau. Bạn lên lưu ý: Bạn nên viết một bài chính và những bài phụ bổ trợ cho bài chính đó. (Này còn tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của bạn trong việc phân loại keyword). Và bạn cùng chờ kết quả nhé!

Mẹo 2: Khi bạn đã seo một thời gian, bạn nên kiểm tra xem page nào đang có lượng trust cao và ổn định. Một lưu ý nhỏ: bạn nên xem bài viết đó thuộc chủ đề nào để bạn liên kết với những bài có cùng chủ đề với nhau. Kết quả cùng chờ đợi nhé!

Lưu ý: Một lưu ý rất quan trọng, bạn nên phân bổ anchortext một các linh hoạt nhé, đừng cố gắng tập trung mỗi keyword chính, bạn nên sử dụng những keyword liên quan cả những keyword đề xuất của google nhé!

Tổng kết

Trên đây là những kiến thức liên quan đến interanl link chia sẻ đến bạn, hi vọng những kiến thức mình đưa ra sẽ giúp cho bạn hiểu hơn tầm quan trọng của liên kết nội bộ.

Cuối cùng chúc bạn thành công với doanh nghiệp của bạn!!

Đánh giá cho post
Exit mobile version