Đa số chúng ta đều hiểu nôm la marketing là gì. Tuy nhiên, để định nghĩa và hiểu rõ hơn về marketing thì chỉ ít những người chuyên về marketing mới biết. Thế nhưng, marketing lại vô cùng quan trọng trong vấn đề kinh doanh của một doanh nghiệp hay bất kỳ ai muốn xây dựng thương hiệu.
Trong bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn những nội dung sau:
- Marketing là gì? Vai trò của marketing là gì?
- Những hình thức trong marketing
- Tại sao marketing lại quan trọng đối với doanh nghiệp?
Không để bạn chờ đợi lâu, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết hơn về marketing nhé!
Marketing là gì?
Dưới đây là một vài định nghĩa về marketing là gì:
- Đối với Hiệp hội Marketing Mỹ – AMA thì Marketing chính là một hệ thống các hoạt động nhằm mục tiêu đáp ứng được nhu cầu của thị trường, qua đó đạt được những mục tiêu cho tổ chức.
- Philip Kotler – bậc thầy ngành Marketing: Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.
- Nghĩa bình dân: Marketing là việc bạn đưa sản phẩm, dịch vụ đến gần với người tiêu dùng, giúp họ đưa ra quyết định mua hàng.
Vai trò của marketing là gì?
Xã hội ngày càng phát triển một cách khốc liệt và cá nhân hóa hơn. Chính vì thế, marketing đóng một vai trò rất quan trọng trong cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp trở nên sâu sắc hơn. Đồng thời, marketing còn giúp cho khách hàng nhớ đến và yêu quý một thương hiệu bất kỳ từ đó làm tăng doanh thu của doanh nghiệp đó lên gấp nhiều lần hơn.
Marketing còn đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp thông tin đến những khách hàng. Ngoài ra, nó còn giúp chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu người khách.
Marketing đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, mang lại uy tin và sức cạnh tranh trên thị trường online.
Hình thức marketing hiện nay
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của internet từ đó marketing cũng dần được phân chia dưới dành 2 hình thức chính:
Marketing truyền thống
Marketing truyền thống là các hoạt động tiếp cận và thu hút khách hàng thông qua các kênh truyền thống offline như tổ chức sự kiện, quảng cáo truyền hình, báo đài, phát tờ rơi,…
Marketing truyền thống này, thường phù hợp hơn với các ngành chuyên về sản phẩm sản phẩm.
Một số phương pháp chính như:
- Phát tờ rơi
- Gửi thư
- Tổ chức sự kiện
- Quảng cáo trên tivi
- …
Marketing hiện đại
Song song với marketing truyền thống, marketing hiện đại (Digital Marketing) đang là xu thế của marketing hiện nay. Bởi công nghệ ngày càng phát triển, con người tiếp cận internet càng ngày càng nhiều hơn. Chính vì thế, việc tập trung marketing trên không gian mạng càng được chú tâm hơn rất nhiều.
Marketing hiên đại thường phân tích hành vi thông qua thói quan sử dụng internet từ đó tìm ra hướng đi phát triển cho doanh nghiệp.
Các phương pháp của marketing hiện đại:
- Quảng cáo google
- Quảng cáo social (facebook, instagram, youtube,…)
- SEO
- Email marketing
- Xây dựng social
- PR báo lớn trên internent
- influencer
- ….
Tại sao marketing lại quan trọng với doanh nghiệp?
Như bạn biết, marketing là một tập các hành động liên quan đến quảng bá , tiếp cận và duy trì khách hàng. Chính vì thế, nó rất quan trọng trong quá trình phát triển của một doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu
Thực tế mà nói, việc xây dựng thương hiệu cần một quá trình lâu dài và tốn rất nhiều chi phí. Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ tốt để khách hàng nhớ đến mình được. Đó là điều cần để khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình đang kinh doanh. Chính vì thế, tiếp thị sẽ giúp cho nhiều người biết đến thương hiệu của mình và tin dùng những gì mình cung cấp hơn.
Thu hút khách hàng mới
Bạn thử suy nghĩ xem: Những người ở xa làm sao có thể tìm đến thương hiệu của mình?
Ví dụ:
Bạn kinh doanh bánh Bông Lan ở Vũng Tàu và bánh của bạn làm ra cực kỳ ngon, nhưng lại ít người biết đến. Lúc này bạn sẽ làm gì để có nhiều người biết đến thương hiệu của bạn?
Chính xác!
Lúc này bạn cần đến việc marketing để nhiều người biết đến bạn hơn nữa. Lúc này bạn dần hình thành thương hiệu cho cửa hàng và sản phẩm của bạn.
Khi thương hiệu của bạn ngày càng được biết đến nhiều hơn và in sâu trong lòng khách hàng. Và rồi điều gì đến cũng sẽ đến, khách hàng sẽ tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp bạn hơn.
Chăm sóc khách hàng cũ
Theo thói quen của con người, nếu không được nhắc đi nhắc lại thì chúng ta sẽ quên ngay và luôn trừ người yêu cũ chúng ta sẽ nhớ cả đời.
Nên bạn biết rằng:
Việc tiếp thị không chỉ giúp những khách hàng mới biết đến thương hiệu mà còn cho Thương Hiệu in đậm vào trong lòng khách hàng cũ.
Đó là lý do tại sao tiếp thị online có thể tối ưu hoá việc chăm sóc khách hàng cũ của bạn.
Giúp doanh nghiệp bền vững trên thị trường
Bạn nên hiểu rằng:
Trên thị trường không chỉ có mỗi bạn kinh doanh bánh Bông Lan ở Vũng Tàu. Ngược lại, có rất nhiều đơn vị kinh doanh bánh Bông Lan khác ở Vũng Tàu.
Việc bánh bạn sản xuất ra “ngon” sẽ giúp cho việc giữ khách của bạn tốt hơn đối thủ. Nhưng nó không có nghĩa là sẽ giúp bạn kiếm được nhiều khách hàng hơn và khách hàng cũ sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm của bạn nữa.
Nhưng tiếp thị lại có thể giúp bạn bền vững hơn trên thị trường đầy cạnh tranh. Bởi bạn sẽ có những chiến lược phù hợp để phát triển và vượt qua các đối thủ của bạn về chất lượng của bánh.
Các kênh tiếp thị online mà bạn nên biết khi phát triển
Dưới đây, tôi chia sẻ với bạn một vài kênh tiếp thị online hiện tại mà bạn có thể tham khảo:
Lưu ý: Tuỳ từng sản phẩm, dịch vụ mà bạn kinh doanh thì nên chọn những kênh mà khách hàng tiềm năng của bạn sử dụng. Như thế, bạn sẽ tạo được hiệu quả hơn trong việc truyền tải thông điệp cũng như xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn được tốt hơn.
Email Marketing – Tiếp thị qua email: Email marketing hiện tại là một kênh phát triển và xây dựng thương hiệu rất tốt. Tuy nhiên nó sẽ phù hợp với những dịch vụ liên quan đến giới văn phòng nhiều hơn. Vì họ sử dụng email thường xuyên hơn.
Pay-Per-Click Advertising (PPC) – Quảng cáo trả cho mỗi lần nhấp: Việc bạn trả tiền cho những lượt tìm kiếm từ khoá và họ click vào trang của bạn chạy. (Này chi phí cao, nhưng được cái tiếp cận khách hàng nhanh hơn)
Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Đối với kênh này, bạn chỉ trả tiền cho những đơn vị chung cấp dịch vụ SEO để giúp những từ khoá của bạn lên top một cách bền những hơn (ưu điểm: Nhiều từ khoá lên top, nhưng mất thời gian để lên top so với PPC và chi phí cao tuỳ từng lĩnh vực có cạnh tranh hay không)
Display Advertising – Quảng cáo hiển thị: Đây là việc hiển thị bằng hình ảnh giúp cho khách hàng nhớ đến bạn nhiều hơn. (Hình thức này phù hợp với cả việc tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ.
Social Media Marketing (SMM) – Tiếp thị truyền thông xã hội: Đó là bạn sử dụng các kênh social như facebook, youtube, intagram, tiktok,… để tiếp cận những khách hàng tiềm năng trên đó, và xây dựng thương hiệu của mình trên social (rất tốt cho việc xây dựng thương hiệu).
Content Marketing – Tiếp thị nội dung: Đây là việc bạn sử dụng những ngôn từ mộc mạc cũng như mềm dẻo để đánh động và giúp khách hàng nhớ đến mình nhiều hơn. Ngoài ra, nó không chỉ là ngôn từ, mà nó còn là hình ảnh, video,… để làm sao khách hàng càng nhớ đến mình nhiều càng tốt.
PR Online – Quan hệ công chúng trực tuyến: Đây là hình thức bạn sử dụng các kênh truyền thông để PR cho thương hiêu của bạn. Chi phí khá cao
Tổng kết
Vậy là bạn đã biết được marketing là gì? Tại sao nó lại quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiếp cận được khách hàng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng: Marketing nó không phải là cây đũa thần biến tấm cám thành công chúa được. Điều cốt lõi vẫn là sản phẩm của bạn cần chất lượng và tốt như thế nó sẽ giúp cho công ty, doanh nghiệp của bạn ngày càng vững mạnh hơn. Ngoài ra, bạn nên có một chiến lược hợp lý để phát triển doanh nghiệp của bạn nhé!
Bạn cần xây dựng thương hiệu, sử dụng các dịch vụ marketing thì có thể liên hệ đến DGO Marketing. Chúng tôi cung cấp tất cả các dịch vụ để giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận đến khách hàng được tốt hơn.
Cuối cùng, hi vọng những kiến thức của tôi có thể hỗ trợ bạn hiểu hơn về marketing là gì và tự tin sử dụng các dịch vụ marketing và áp dụng nó vào doanh nghiệp của bạn.